Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014

Thực trạng trồng rau bằng phương pháp Thủy Canh

Các chuyên gia của Nông Nghiệp Đô Thị sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm phương pháp này đã tổng kết một số kinh nghiệm cho việc trồng rau bằng phương pháp thuỷ canh ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở ý tưởng:
- Thứ nhất: Trồng rau thuỷ canh không thực sự "sạch" như mọi người vẫn nghĩ. Phương pháp này về bản chất là sử dụng các loại hoá chất để làm môi trường dinh dưỡng. Rễ cây luôn tiếp xúc với môi trường hoá chất này ở dạng dư thừa nên việc để lại dư lượng hoá học trong rau là điều khó tránh khỏi.
- Thứ hai: Chất lượng rau thuỷ canh không được tốt, rau ăn rất nhạt và không có (hoặc có rất ít) mùi vị như khi ăn rau trồng bằng đất hoặc giá thể thông thường.
- Thứ ba: Khả năng bảo quản của rau thuỷ canh rất kém. Rau sau khi thu hoạch chỉ bảo quản được vài giờ là bắt đầu héo và quá trình héo xảy ra rất nhanh do tế nào rau lúc nào cũng trong trạng thái trương nước.
- Thứ tư: Rau trồng thuỷ canh trong những vụ đầu tiên cho mẫu mã rất đẹp (lá xanh mướt, mặt lá bóng đẹp tạo cảm giác rau còn non) nhưng chỉ sau vài vụ sẽ xảy ra hiện tượng tích luỹ mầm bệnh cho rau do trong dung dịch dinh dưỡng không chứa hệ vi sinh vật đối kháng như khi trồng bằng giá thể.
- Thứ năm: Việc đầu tư một hệ thống thuỷ canh như vậy không hề rẻ, chi phí vận hành (mua hoá chất, khử trùng dụng cụ) cũng khá tốn kém. Thông thường việc đầu tư một hệ thống thuỷ canh hồi lưu đơn giản cũng mất ít nhất 3 triệu/bộ mà hiệu quả mang lại gần như bằng không.
- Thứ sáu: Chủng loại không đa dạng phong phú: chỉ một số loại rau ăn lá rau muống, cải, xà lách. Mỗi dung dịch thủy canh chỉ đáp ứng với mỗi loại rau nhất định.
- Thứ bảy: Khó làm, phải am hiểu về kỹ thuật và việc tìm kiếm các thiết bị chuyên dùng như: máy đo pH, máy đo độ dẫn điện EC, dung dịch thủy canh… khó khăn, ít phổ biến.
Thực trạng trồng rau bằng phương pháp Thủy Canh Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Admin